Giới thiệu Trở binh hành

Trở binh hành là một tác phẩm được làm theo thể hành[1] dài 63 câu chữ Hán dài ngắn khác nhau, nằm trong tập Bắc hành tạp lục (Ghi chép linh tinh trong chuyến đi sang phương Bắc), do Nguyễn Du sáng tác trong khoảng thời gian ông dẫn đầu đoàn sứ bộ nhà Nguyễn sang kinh đô của nhà Thanh (Bắc Kinh, Trung Quốc) từ đầu năm Quý Dậu (1813) đến đầu năm Giáp Tuất (1814).

Căn cứ vào các câu:

Không biết đường trước mặt bao giờ yênSao được xe gió một ngày đi vạn dặmBay vù một mạch đến thiên kinh...

Thì bài hành này, tác giả làm khi chưa đi đến kinh đô của nhà Thanh.

Về nội dung, trọng tâm tác phẩm không ở "việc binh đao làm nghẽn đường" (đi sứ của tác giả) như tên bài, mà ở chỗ qua đây ông muốn mô tả lại cảnh đói khổ vì thiên tai, vì giặc giã của dân nghèo ở Hồ NamHà Nam. Để từ đó ông đề xướng rằng "gốc rễ của cảnh loạn lạc này là vì dân đói, chỉ cần cứu tế một chút thì dân tự yên" (Sảo gia tồn tuất đương tự bình).

Chính vì lẽ ấy mà Trở binh hành được đánh giá là một trong số bài thơ hay nhất trong Bắc hành tạp lục, thể hiện rõ nhất tấm lòng ưu ái của Nguyễn Du trước cuộc đời và trước vận mệnh của con người [2].